Những bí mật của Trái Đất mà chúng ta chưa biết
GUfoods
Thứ Hai,
18/09/2023
Trái đất của chúng ta đang biến đổi hàng ngày, có những điều thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, cũng có nhiều điều theo chiều tiêu cực. Dưới đây cùng GU khám phá những điều đang xảy ra ngay trên chính ngôi nhà chung của nhân loại nhé!
MỤC LỤC
- Băng tan nhanh, nước biển dâng cao
- Hệ sinh thái biển suy thoái nghiêm trọng
- Thảm thực vật trên khắp hành tinh dần biến mất
- Có thể làm gì trước những nguy cơ của biến đổi khí hậu?
1/ Băng tan nhanh, nước biển dâng cao
Bắc Cực đang ấm dần lên với tốc độ nhanh gấp đôi những nơi khác trên hành tinh. Việc tiếp tục mất băng và tuyết bao phủ sẽ gây ra những thay đổi lớn trong nhiệt độ không khí do không còn băng làm mát mặt đất.
Năm 2019, với tốc độ băng tan nhanh khoảng 11 tỉ tấn/ngày, các nhà khoa học lo ngại chẳng mấy chốc đảo quốc bắc cực Greenland sẽ tan chảy hết. Mực nước biển có thể tăng lên 6,5m, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều vùng đất sẽ bị xoá sổ.
2/ Hệ sinh thái biển suy thoái nghiêm trọng
Theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Viện Vật lý khí quyển, nhiệt độ của đại dương vào năm 2019 cao hơn gần 0,1 độ C so với nhiệt độ trung bình giai đoạn từ năm 1981 - 2010. Tác động của việc toàn cầu ấm lên có thể được cảm nhận qua thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng và hệ sinh thái biển bị hủy hoại.
Theo tính toán của giới khoa học, các đại dương hấp thu tới 90% nhiệt lượng nóng lên của Trái đất, do đó, nhiệt độ trong lòng các đại dương đều tăng gấp bội phần so với mức tăng nhiệt trong bầu khí quyển Trái đất.
San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm chỉ là một trong những hậu quả mà biến đổi khí hậu đem đến cho hệ sinh thái. Những thay đổi triệt để hơn có thể kể đến như hiện tượng sa mạc hoá.
3/ Thảm thực vật trên khắp hành tinh dần biến mất
Năm 2018, bằng việc sử dụng mô hình khí hậu, Hội đồng Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C có thể tác động đến cuộc sống của hàng trăm triệu người. Cùng với đó, hệ sinh thái trên toàn trái đất cũng sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm lên khiến cho nhiều loài sinh vật không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.
4/ Có thể làm gì trước những nguy cơ của biến đổi khí hậu?
Trước những thay đổi của hệ sinh thái trên, hiện nay trào lưu “sống xanh” càng được nhiều người hưởng ứng để nhằm bảo vệ môi trường sống và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng với việc nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hằng ngày, lan tỏa những việc làm tích cực tạo lối “sống xanh” trong cộng đồng, nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ đã tạo ra những giá trị nhất định trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Vậy những cách cơ bản nhất để sống xanh mà bạn thương có thể bắt đầu là gì?
Ăn sạch sống xanh
Cách đầu tiên để bạn xây dựng một cuộc sống xanh là chọn thực phẩm thông minh để đảm bảo sức khoẻ. Bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi từ các nguồn cung tại địa phương. Hạn chế mua những thực phẩm đông lạnh hoặc được đóng gói trong các bao bì nhựa. Chỉ một hành động nhỏ bạn đã có thể góp phần giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng như điện, nước
Việc tiết kiệm nguồn nước và điện thật ra rất đơn giản, chỉ cần bạn duy trì những thói quen nhỏ sau đây:
- Đảm bảo vòi nước được vặn chắc khi không sử dụng
- Hãy từ bỏ thói quen vừa đánh răng vừa xả nước
- Thay nước đóng chai, nước khoáng bằng nước đun sôi
- Tắt đèn, rút mọi phích cắm khi không cần sử dụng điện
- Ưu tiên sử dụng bóng đèn compact để thay cho bóng đèn sợi tóc
Trồng nhiều cây để tạo không gian sống xanh
Trồng cây không chỉ tạo thêm oxi, giúp bầu không khí trong nhà bạn trở nên trong lành hơn, mà còn mang lại cảm giác thư thái.
Sống xanh với xu hướng thời trang bền vững
Xu hướng thời trang bền vững đang ngày trở nên phổ biến, đặc biệt là giữa các bạn trẻ. Thay vì chạy theo những bộ quần áo "trendy", hay còn gọi là thời trang nhanh, bạn nên chọn những loại quần áo được làm bằng chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường. Mua áo quần cũ hay còn gọi là "secondhand" cũng là một cách để vừa tham gia xu hướng thời trang bền vững, mà vừa tiết kiệm chi phí.